Chăm sóc tóc cho bà bầu là một bài toán khó giải đối với nhiều chị em, nhưng đừng vì thế mà không sinh con nhé! ^^
Có thể nói, sinh con là niềm hạnh phúc nhất của cuộc đời người phụ nữ. Để có được niềm hạnh phúc đó, người phụ nữ phải chịu đựng biết bao khó khăn, trong đó đặc biệt nhất là mái tóc.
Tình trạng này còn diễn biến phức tạp hơn khi những bà mẹ lần đầu mang thai chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc tóc. Chính vì vậy, sinhlymoinha xin đưa ra 9 giải pháp cụ thể để chăm sóc tóc cho mẹ bầu nhé ^^
1/ Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không những tốt cho sức khỏe mẹ và bé, mà còn tác dụng tích cực cho mái tóc của mẹ.
Chế độ dinh dưỡng trước sinh và sau sinh cũng có sự khác nhau. Do đó, mẹ bầu có thể bỏ túi một vài kiến thức cần biết sau đây.
1.1/ Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai
. Trong giai đoạn mang thai, chế độ dinh dưỡng khá phức tạp thay đổi qua từng tháng.
. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể kham khảo thêm bác sĩ, ngoài ra để tăng cường sức khỏe sợi tóc mẹ bầu có thể bổ sung thêm một số thực phẩm trong điều kiện cho phép sau đây:
Các loại thực phẩm giàu protein như trứng sữa, ngũ cốc, các loại đậu,…
Bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin có trong các loại trái cây, hoa quả như: táo, chuối, xoài, dưa hấu,…
Các thực phẩm này hầu hết đều phù hợp với các mẹ bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Giúp tăng cường sức khỏe sợi tóc để có thể chống chọi với những biến đổi trong cơ thể với giai đoạn nhạy cảm này.
1.2/ Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú
Sau khi sinh là giai đoạn cơ thể phụ nữ nhạy cảm nhất. Lúc này, hiện tượng tóc rụng, cơ thể mệt mỏi là điều rất dễ xảy ra.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sau sinh cơ thể phụ nữ thiếu hụt huyết thanh sắt trầm trọng hoặc hấp thụ không đủ sắt và protein là nguyên nhân quan trọng trong số nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc.
. Điều này chắc hẳn nhiều mẹ bím sữa đã được các bác sĩ tư vấn.
. Nên tăng cường bổ sung vào khẩu phần ăn các dưỡng chất như vitamin B, biotin, Vitamin E, sắt và kẽm,…
Hàu biển, trứng, các loại đậu đen, đậu xanh,… nhất định phải đưa vào khẩu phần ăn nhé.
2/ Gội đầu
Cơ thể mẹ bầu trước và sau sinh thường biến đổi khá phức tạp, từ đó tác động đến da đầu và tóc không thể nào lường trước được sự khác biệt.
Do đó, việc chăm sóc tóc từ việc gội đầu cũng phải thích ứng kịp thời nếu không muốn tình trạng tóc khô xơ, gãy rụng.
2.1/ Gội đầu trong giai đoạn mang thai
Giai đoạn mang thai khá nhạy cảm. Mọi tác động xấu đến các bà mẹ thì thai nhi cũng phần nào bị ảnh hưởng.
Những loại dầu gội chứa hóa chất sodium lauryl sulphate và paraben không thích hợp vào thời điểm này.
. Những loại dầu gội trên có tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe mẹ và bé.
. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do hóa chất có thể phá vỡ cân bằng hormene.
Gội đầu 2-3 lần/ tuần là tần suất hiệu quả nhất, bởi vì trong giai đoạn này, da đầu thường tiết ra nhiều dầu hơn, khiến nhiều bà mẹ cảm giác khó chịu.
Theo mình nghĩ các mẹ bầu nên chọn các loại dầu gội làm từ thiên nhiên, bởi sức khỏe thai nhi là quan trọng số 1, bên cạnh đó.
Các loại dầu gội từ thiên nhiên vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của các mẹ bầu.
Dưới đây là review lại một cách gội đầu thông thường các mẹ bầu hay dùng:
Gội đầu với sả và vỏ bưởi:
- B1: Rửa xạch vỏ bưởi, sả đập dập.
- B2: Cho vào nồi đun sôi.
- B3: Đổ nước ra thau để nguội và sử dụng.
Ưu điểm làm sạch và nuôi dưỡng tóc, an toàn hiệu quả đối với sức khỏe mẹ và bé.
2.2/ Gội đầu cho bà mẹ sau sinh
Theo kinh nghiệm của nhiều thế hệ đi trước thì phụ nữ sau sinh nên kiêng tắm gội ít nhất 1 tháng.
. Điều đó hoàn toàn vô căn cứ, bởi trong vòng 1 tháng không chăm sóc thân thể, mái tóc, sẽ có rất nhiều tác nhân xấu như vi khuẩn, nấm sinh sôi nảy nở.
. Gây ra nhiều bệnh về da đầu như nấm, ngứa, nổi mụn,…
Không phải khổ sở chịu đừng 1 tháng như vậy đâu. Theo các chuyên gia, thông thường đối với mẹ bím sữa sinh mổ thì sau 10 ngày có thể gội đầu.
Còn đối với sinh thường thì có thể rút ngắn xuống còn 7 ngày.
Tuy nhiên chỉ nên gội đầu 1-2 lần/tuần.
Chăm sóc tóc sau sinh, lựa chọn số 1 vẫn là các dầu gội từ thiên nhiên đấy nhé, ngoài ra cần lưu ý đến nhiệt độ và tình trạng tóc sau khi gội.
Nhiệt độ nước cao có thể gây kích ứng da đầu, còn nhiệt độ nước quá lạnh sẽ khiến các mẹ bầu cảm lạnh.
Dầu gội từ thiên nhiên như tinh dầu bưởi, nước cốt chanh, bồ kết,… là những sản phẩm đứng top được các mẹ bím sữa dùng.
Bởi công dụng sạch gàu, kích thích mọc tóc, làm tăng độ sáng của tóc,…
Ngoài ra, còn một điểm đặc biệt đó là những nguyên liệu dễ tìm, dễ pha chế, phù hợp đối với sự bận rộn của mẹ bỉm sữa sau sinh.
Đừng bỏ lỡ bài viết: Mẹo trị hói đầu sau sinh hiệu quả nhé các mẹ ơi. Sẽ rất tuyệt vời đấy.
3/ Thay đổi kiểu tóc theo hướng đơn giản
Nhiều mẹ bầu thường khá bận rộn và đặc biệt với những ngày đầu tắt mặt tối sau khi em bé chào đời. Chính vì vậy, mái tóc thường bị lãng quên một thời gian khá dài.
Mái tóc dài thường gây vướng bận khá nhiều, da đầu các mẹ bầu thường tiết ra dầu, chất bã nhờn khá nhiều.
Mà không có sự quan tâm chăm sóc từ chính bản thân thì sớm muộn gì cũng ra đi không ngoảnh đầu lại cho coi.
Lời khuyên cho các mẹ bầu, mẹ bím sữa nên chọn một kiểu tóc đơn giản, dễ chăm sóc, ưu tiên mái tóc ngắn nhé!
Các mẹ có thể nhờ thợ cắt tóc tư vấn các kiểu tóc cho bà bầu đơn giản, thoải mái nhưng vẫn giữ lại nét đẹp vốn có nhé !
4/ Kinh nghiệm ủ tóc mẹ bầu
Vấn đề rụng tóc sau sinh là không thể tránh khỏi, không rụng nhiều thì rụng ít, không thể né được. Nhiều mẹ bầu đã chọn cách ủ tóc để kéo vãn tình hình.
Tâm lý xót xa cho mái tóc đã khiến các mẹ bầu thường rơi vào những trường hợp sai lầm sau:
Ủ quá lâu:
Đây là tình trạng thường bắt gặp không những ở các bà bầu mà còn ở nhiều chị em khác.
Tình trạng ủ lâu không mang lại hiểu quả cao mà còn có thể mang lại một số phiền phức như: dị ứng, sinh gàu, gây ngứa rụng nhiều hơn,…
Do tình trạng bít lỗ chân lông, bết dính tóc.
Ủ tóc với tần suất cao:
Khi đối diện với tình trạng rụng tóc không ngớt, các mẹ bầu có suy nghĩ như vậy cũng không thể trách được!
Tuy nhiên các mẹ bầu cần lưu ý điều này, việc ủ tóc với tần suất cao cũng không mấy hiệu quả đâu.
Không phải cái gì nhiều cũng tốt. Thông thường việc ủ tóc giành cho mẹ bầu sau sinh thường từ 2-3 lần/tuần.
Lưu ý ủ trong tình trạng tóc sạch gàu bụi bẩn nhé! Ưu tiên ủ tóc sau khi gội đầu ^^
Lời khuyên cho các mẹ bầu là ủ tóc với tần suất vừa phải, không ủ quá lâu, ưu tiên sử dụng các sản phẩm ủ tóc từ thiên nhiên.
Sinhlymoinha xin bật mí tinh dầu dừa là một gợi ý khá thú vị đấy nhé!
5/ Sử dụng thuốc nhuộm
. Việc xuất hiện 2 màu tóc khi mang thai là điều thường bắt gặp ở nhiều chị em.
. Dễ hiểu thôi, trong giai đoạn nhạy cảm này, cơ thể mẹ bầu thường rối loạn hormone kèm theo việc ăn uống thất thường và sử dụng nhiều các thuốc kháng sinh.
Vì vậy, nhiều mẹ bầu chia sẻ trong thời kỳ mang thai họ buộc phải sử dụng thuốc nhộm thôi. Bởi tình trạng 2 màu tóc cộng với thần sắc bơ phờ thì các ông chồng sợ về nhà mất.
. Nhưng có một lưu ý nhỏ trong việc nhộm tóc là, việc sử dụng thuốc nhộm phải đảm bảo chất lượng nguồn gốc.
. Bởi hệ miễn dịch của thai nhi trong bụng mẹ còn rất yếu.
Không may sử dụng thuốc nhộm không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, có nguy cơ mắc ung thư cao.
Để khắc phục tình trạng bạc tóc, lời khuyên cho các mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm chất lượng an toàn, chú trọng các thuốc nhuộm thực vật,…
Đặc biệt không nên nhuộm sát chân tóc sẽ gây ảnh hưởng đến da đầu.
6/ Sử dụng thuốc ngăn rụng tóc cấp tốc
. Nhiều mẹ bầu khi thấy tóc mình rụng quá nhiều, đặc biệt là 3 tháng sau sinh nhưng phương hướng cải thiện lại đi vào ngõ cụt.
. Lúc này, nhiều mẹ bầu nảy ra ý định nhờ sự hỗ trợ từ thuốc bên ngoài.
Tuy nhiên, sự thật không như nhiều chị em nghĩ. Đánh vào đòn tâm lý, khá nhiều đối tượng tung nhiều tin, nhiều lời quảng cáo thần thánh về sản phẩm mọc tóc của mình.
Chỉ cần một cú click chuột, các chị em sẽ nhận được hàng tá lời chào mời mua sản phẩm.
Sẽ có những sản phẩm ngăn rụng tóc do các chuyên gia điều chế. Nhưng hai chữ “cấp tốc” thì thật khó tin phải không nào.
Nếu thật sự chị em nào biết rõ nguồn gốc thuốc, có thể sử dụng giúp ngăn ngừa rụng tóc là điều rất tốt.
. Nhưng lời khuyên cho chị em nào còn mơ hồ về thuốc thì đừng nên sử dụng nhé!
. Một số sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây ra tác dụng phụ như: mẩn ngứa, dị ứng viêm da.
Các mẹ bầu đã mang một thiên thần trong người khá nặng rồi, đừng gánh vác thêm những gánh nặng không mong muốn nhé^^
Nếu bị tình trạng rụng tóc nhiều, chị em nên tìm hiểu: Hói đầu là bệnh gì, cách điều trị hói đầu hiệu quả để tìm hiểu chi tiết.
7/ Cân bằng cuộc sống
Hiện tượng trầm cảm, lo âu, stress diễn ra khá phổ biến, đặc biệt phụ nữ trước và sau sinh. Bởi lúc này khá nhiều gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ bé ấy.
Điều này đặc biệt nguy hiểm, tóc ngày một vơi đi và nếp nhăn ngày một tăng lên chắc chắn sẽ khiến bạn già trước tuổi đó.
Phụ nữ đâu ai muốn xấu đâu phải không nào. Lời chia sẻ chân thành từ mình đến các mẹ bầu là nên giành thời gian cho bản thân nhiều hơn.
Chia sẻ với các ông chồng những nỗi khổ nhọc của mình, tìm niềm vui từ con cái.
Đôi khi, việc bạn vui vẻ hạnh phúc có thể không làm tóc phát triển tốt hơn được.
Nhưng việc bạn lo âu, stress thật sự là kẻ thù đối với mái tóc.
8/ Hạn chế làm đẹp cho tóc
Làm đẹp là một nhu cầu tiềm ẩn bên trong mỗi người phụ nữ, chỉ cần có cơ hội hay dịp nào đó là hiện thôi phải không các chị em.
. Muốn tỏa sáng lúc nào cũng được nhưng cần hạn chế tỏa sáng trước và sau sinh nhé.
. 9 tháng thai kỳ và 6 tháng sau sinh là lúc mà tóc phụ nữ yếu nhất.
Tóc đã khó trụ vững được trên da đầu thì đừng bắt nó phải chịu thêm gánh nặng nào nữa. Nhiệt độ từ máy duỗi, máy uốn,… luôn chờ sẵn để diệt luôn mái tóc của chị em đó.
Đẹp đâu không thấy, lại thấy đống bùi nhùi trên đầu thì khổ.
9/ Có nên dùng hà thủ ô trong thời kỳ mang thai không?
Nếu mẹ bầu nào có tìm hiểu phương pháp chăm sóc tóc, ắt hẳn đã nghe qua cái tên “HÀ THỦ Ô” thần dược mọc tóc.
Nghe hai chữ thần dược thì có vẻ hơi thái quá, nhưng sự thật công dụng hà thủ ô điều trị rụng tóc, tóc bạc sớm rất tuyệt vời cho đến thời điểm hiện nay đấy.
Ngoài sự quan tâm của giới làm đẹp chính hiệu, nhưng sự quan tâm từ các phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng không thua kém gì đâu nhé.
9.1/ Dùng hà thủ ô có ảnh hưởng gì đến bé khi nằm trong bụng không?
Đây là một câu hỏi quá quen thuộc, đâu đâu cũng thấy các mẹ bầu hỏi, đặc biệt những mẹ bầu không may rụng tóc rất quan tâm đến vấn đề này.
Câu trả lời thật sự mà nói khá mơ hồ nhé các mẹ. Bởi từ các chuyên gia phân tích hà thủ ô rất tốt cho sức khỏe nhưng bên cạnh đó vẫn chứa một ít chất độc tố (qua quá trình nướng qua lửa than thì có thể loại bỏ).
Tuy nhiên, cơ địa yếu và sự biến đổi không ngừng từ bào thai và cơ thể mẹ là điều khó khăn nhất đối với việc sử dụng hà thủ ô.
Theo mình khuyên thì để thai nhi phát triển tốt nhất thì các mẹ không nên sử dụng những gì chưa đảm bảo. Mái tóc thì có thể tìm cách sau chứ thiên thần thì chỉ có một thôi nhé!
Chính vì vậy các mẹ hãy làm những điều tốt nhất cho con, còn hà thủ ô sử dụng sau sinh liệu có thể?
9.2/ Dùng hà thủ ô cho phụ nữ sau sinh
Lúc này việc kết nối giữa mẹ và bé chỉ còn có sữa mẹ, dùng hà thủ ô cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Các thế hệ ông bà ta đi trước vẫn sử dụng hà thủ ô sau sinh với mục đích điều trị chứng bệnh sau sinh, bệnh xích đới,… đặc biệt cải thiện mọc tóc sau những tháng đầy giông bão.
Không dừng lại ở đó, được dân gian mệnh danh là thần dược thì chắc còn khá nhiều công dụng khác nữa.
Trong đó hà thủ ô còn giúp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ,… khá phù hợp với sức khỏe yếu do sinh con của các mẹ.
Lời kết
Chăm sóc tóc cho bà bầu trong thời kỳ mang thai là vấn đề bất cứ người mẹ nào cũng phải chuẩn bị tâm lý kĩ lưỡng.
Vì sớm hay muộn, tóc cũng sẽ rụng, da cũng sẽ rạn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc tóc cho mình.