Có lẽ, câu hỏi cách trị trứng tóc như thế nào” đã khiến nhiều chị em phụ nữ đau đầu phải không nào!
Cánh mày râu chúng tôi luôn muốn hình thức bề ngoài mình đẹp hơn nhưng tôi biết ở phái đẹp các bạn, niềm khao khát sở hữu một vẻ đẹp bên ngoài càng mảnh liệt hơn!
Trong đó, niềm trăn trở lớn nhất của các chị em có lẽ không ai khác chính là mái tóc.
Trứng tóc là một căn bệnh mà hầu hết các chị em phụ nữ đều mắc phải, một thủ phạm đã làm tan biến lòng kiêu hãnh, vẻ tự tin của biết bao nhiêu cô nàng rồi 🙁
1/ Nguyên nhân do đâu trứng tóc thường xuất hiện ở con gái mà không phải ở con trai
Trứng tóc bao gồm trứng tóc đen và trứng tóc trắng do hai loại nấm gây ra là Piedraia hortae (gây ra trứng tóc đen), Trichosporon beigelii (gây ra trứng tóc trắng).
Tuy nhiên, để hai loại nấm này sinh sôi, nảy nở cần một số điều kiện nhất định, nhưng không may, tóc và da đầu của các chị em thường hội tụ đủ các yếu tố đó! Còn nam giới vẫn có thể xuất hiện tình trạng trứng tóc nhưng con số khá thấp.
Một mái tóc dài và dày, da đầu thường xuyên ẩm, ra nhiều mồ hôi, thường xuyên đội mũ,…. chính là những điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển.
Chắc chị em cũng biết, nam giới mỗi khi gội đầu xong chỉ cần vuốt vuốt vài cái là khô ngay, còn nhiều ông chơi cạo trọc thì nấm nào mà sống cho nổi 😀
Các chị em thì không thể làm được điều đó rồi, cắt tóc ngắn thì người ta gọi là tomboy còn việc cạo trọc chẳng khác nào là cực hình!
Bản thân là phụ nữ thì phải chấp nhận thôi, muốn có một mái tóc dài, suôn mượt óng ả, làm biết bao chàng điêu đứng thì bỏ công chăm sóc một tý cũng chẳng sao cả.
Tuy nhiên, theo mình biết các chị em thường có một số thói quen xấu khiến tình trạng trứng tóc ngày càng phức tạp.
- Gội đầu vào ban đêm
- Đi ngủ khi tóc còn ẩm
- Buộc tóc khi tóc còn đang ướt.
- Đội mũ nón, khi tóc nhiều mồ hôi hoặc còn ẩm.
- Sử dụng chung đồ đạc, mũ nón lược với người khác.
Trứng tóc tuy lành tính nhưng nó làm mất đi vẻ đẹp bên ngoài, khiến nhiều chị em vì thế mà xấu hổ, tự ti khi ra ngoài, gặp gỡ bạn bè. Chính vì vậy, nếu chị em bắt đầu nghi ngờ hoặc thấy bản thân mình xuất hiên trứng tóc thì hãy tìm cách dứt điểm ngay nhé!
Vậy chị em có muốn biết cách đó là gì hay chưa? Nếu muốn thì hãy đọc tiếp nào^^
Bài viết: Bệnh khiến tóc rụng gây nguy cơ hói đầu bạn nên xem để biết rõ từ A-Z
2/ Cách trị trứng tóc cho những cô nàng tóc dài và dày
Có phải các chị em mắc bệnh trứng tóc đều được khuyên nên đi cắt tóc ngắn cho dễ điều trị hay không?
Hầu như tất cả là vậy, việc cắt tóc ngắn là hoàn toàn hợp lý để giúp điều trị bệnh trứng tóc trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn.
Bởi vì khi các chị em cắt tóc ngắn thì môi trường cho những hạt li ti (hay còn gọi là trứng tóc) bám vào sẽ ít hơn rất rất nhiều. Chính vì vậy, việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nhưng đâu phải ai cũng muốn cắt tóc ngắn, đôi khi tóc ngắn sẽ không phù hợp với khuôn mặt của nhiều người hoặc bản tính một số nàng đã yêu thích tóc dài sẵn rồi!
Do đó, vẫn có cách điều trị trứng tóc mà không cần phải cắt ngắn nhưng hơi cực tý nha các nàng!
- Đầu tiên, bạn nên loại bỏ hoặc cắt các sợi tóc bị bệnh, sau đó chải tóc bằng mỡ benzosali hoặc dung dịch axit salicylic 1-2%, cồn BIS 2%, nitro fugin, formalin,…
- Ngoài ra, bạn có thể gội đầu bằng xà phòng nizoral hay kelog.
- Hoặc sử dụng thuốc terbinafine trong 6 tuần với 250mg/ngày.
- Bên cạnh đó, có một số loại thuốc khá hữu hiệu đối với bệnh trứng tóc trắng như: imidazoles, ciclopirox olamine,….
Trứng tóc là những hạt nhỏ li ti, do đó một mái tóc dài và dày thì rất khó phát hiện nếu số lượng ít. Chính vì vậy, để biết tình trạng diễn biến của căn bệnh khó chịu này, các chị em có thể đến khám BS da liễu nhé!
3/ Hệ lụy khi mắc bệnh trứng tóc
Có phải chị em thắc mắc rằng, trứng tóc là một căn bệnh lành tính mà sao có hệ lụy được nhỉ?
Thật ra, hệ lụy không xuất phát từ căn bệnh trứng tóc mà từ môi trường, điều kiện hình thành nên trứng tóc.
Một môi trường, điều kiện thuận lợi để các loại nấm gây ra trứng tóc sinh sôi nảy nở thì chính môi trường, điều kiện ấy lại chính là những thứ cần thiết cho các loại nấm phát triển, nguy cơ tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm như:
- Nấm candida, dermatophytes gây nên tình trạng nấm da đầu.
- Vi khuẩn tụ cầu vàng staphylococus aureus, nấm trichophyton gây nên tình trạng viêm chân tóc.
- Nấm men, vi khuẩn họ Cutibacterium,.. gây nên tình trạng chân tóc có mụn.
- Nấm Malassezia olave, vi khuẩn P.Acne dễ sinh bệnh trên da đầu, khiến chúng ta dễ mắc bệnh viêm da dầu ở đầu.
Để các loại nấm, vi khuẩn mình kể trên phát triển thì cần một điều kiện vô cùng lý tưởng. Điều kiện, môi trường gây phát sinh bệnh trứng tóc chính là điều kiện lý tưởng mình muốn nhắc đến.
Do đó, nếu chị em nào mắc bệnh trứng tóc thì nên giải quyết triệt để, nhanh chóng tránh lây sang các bệnh khác.
Nếu không may chuyển sang các bệnh như mình kể trên thì hậu quả vô cùng nguy hiểm. Nguy cơ cao sẽ rụng tóc vĩnh viễn hoặc mắc bệnh tóc rụng thành từng mảng đấy!
Để tránh tạo điều kiện, môi trường cho các loại nấm phát triển, chị em nên áp dụng và thay đổi một số thói quen xấu nhằm ngăn ngừa trứng tóc và các bệnh khác nhé!
4/ Làm thế nào để ngăn ngừa trứng tóc và các bệnh khác về tóc và da đầu
Phần lớn, nguyên nhân khiến chúng ta mắc các bệnh như trứng tóc, nấm da đầu, chân tóc có mụn,… đều do thói quen sinh hoạt của chị em hằng ngày.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số điều kiện không tốt xuất phát từ cơ địa của người phụ nữ như: da đầu nhiều dầu, thời kỳ tiền mãn kinh, hay là một mái tóc dày,…. những điều kiện đó đã vô tình khiến bản thân dễ mắc các bệnh về tóc và da đầu.
Tuy nhiên, đó chỉ là con số ít mà thôi, phần lớn phụ thuộc vào thói quen của chị em.
Nếu chị em không muốn gặp rắc rối, không muốn cắt tóc ngắn vì trứng tóc hoặc không muốn tóc mình rụng thì nhất định phải thay đổi thói quen, áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: mũ, lược, khăn, gối, mũ bảo hiểm,… với người khác, rất dễ lây các bệnh như nấm da đầu, bệnh trứng tóc.
- Vệ sinh thường xuyên nón bảo hiểm, mũ, lược, bao gối,….
- Không buộc tóc khi còn ước, nên để tóc khô tự nhiên. Nếu khó quá thì dùng máy sấy tóc, nhưng việc lạm dụng máy sấy tóc sẽ khiến da đầu khô, sợi tóc giòn, dễ gẫy rụng.
- Tránh tình trạng đội mũ nón hay đi ngủ khi tóc vẫn còn đang ẩm ướt, tẩm mồ hôi, bởi vì đây chính là điều kiện lý tưởng nhất để nấm tóc phát triển.
- Nếu bạn là dân công trường thì nên bảo vệ mái tóc khỏi khói bụi bằng các vật dụng như mũ, nón bảo hộ,…
Nhìn chung, trứng tóc hay các bệnh về tóc da đầu do các loại nấm gây ra, không gây nguy hiểm nếu không để kéo dài. Nhưng để chữa trị dứt điểm thì hơi cực đấy!
Bởi vì đặc điểm của loại nấm rất dễ tái phát và sinh sôi số lượng lớn trong một thời gian ngắn. Do đó, khi nhận thấy mình mắc các bệnh trên, chị em nên nhanh chóng giải quyết, chứ để càng lâu thì sẽ càng khổ nha…
Lời kết:
Trứng tóc tuy không gây nguy hiểm, nhưng sẽ khiến chúng ta mất thời gian và có khi phải cắt bỏ mái tóc mình yêu thích!
Do đó nếu chị em nào mắc phải căn bệnh này, mà vẫn còn lúng túng không biết giải quyết như thế nào cho hợp lý. Có thể để lại thông tin phía dưới, sinhlymoinha sẽ hỗ trợ và cùng chia sẻ nhé!