15 Bệnh và triệu chứng khiến tóc rụng, gây nguy cơ hói đầu vĩnh viễn

Bệnh nào khiến tóc rụng và hói đầu vĩnh viễn

Tóc không chỉ là một bộ phẩn của cơ thể mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu một mái tóc đẹp cả!!!

Bạn có muốn ra đường với một mái tóc thưa, hay bạn chán chường với việc mỗi sáng thức dậy tóc lại nằm tứ tung trên giường, cũng có thể là bạn muốn bứt tóc nhưng chẳng có tóc để mà bức.

Tóc rụng, hói đầu không chừa một ai, kể cả bạn, nhưng đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng đó.

Để giải đáp thắc mắc của bạn, hôm nay sinhlymoinha sẽ chia sẻ 15 bệnh và triệu chứng khiến tóc rụng, gây nguy cơ hói đầu vĩnh viễn!!!


Nội dung chính

1/Viêm da tiết bã nhờn, nhẹ gây khó chịu, nặng gây rụng tóc

Viêm da tiết bã gây ngứa, có nguy cơ gây rụng tóc
Viêm da tiết bã gây ngứa, có nguy cơ gây rụng tóc

Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu hoặc chàm, bệnh này xuất hiện ở trẻ em cả người lớn và diễn biến dai dẳng, khó điều trị và hay dễ tái phát.

Nếu bệnh này chỉ xuất hiện ở trên đầu trẻ em thì dân gian thường gọi là cức trâu. Viêm da tiết bã tuy không lây nhiễm nhưng gây khó chịu ảnh hưởng rất nhiều đến người mắc phải.

Viêm da tiết bã đến hiện nay đã khá nhiều người mắc phải và thường diễn biến xấu và dai dẳng ở những người sở hữu da đầu dầu.


1.1/ Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã nhờn

Tăng tiết bã nhờn trên da cùng với các loại nấm hay vi khuẩn như: nấm Malassezia, vi khuẩn P.Acne được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Tình trạng da nhờn, tiết dầu nhiều là một điều kiện vô cùng lý tưởng để nấm, vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng viêm da dầu ở đầu.

Hormone cũng ảnh hưởng đến viêm da tiết bã, nổi bật nhất là androgen.

Ngoài ra theo các chuyên gia nhận định thì bệnh này cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Các thống kê cho thấy trong gia đình có nguời mắc bệnh viêm da tiết bã thì khả năng các thế hệ sau có nguy cơ mắc rất cao.


1.2/ Triệu chứng, rắc rối do viêm da tiết bã mang lại

  • Xuất hiện gàu chủ yếu trên da đầu và lông mày.
  • Đem lại cảm giác ngứa, khó chịu khi trời nóng, toát mồ hôi trên tóc.
  • Vùng bị viêm xuất hiện các mảng hồng, dễ bong tróc vảy, gây ngứa rát, có thể chảy máu nếu gãi mạnh.
  • Trường hợp nặng sẽ lan ra cả đầu, ửng đỏ và gây rụng tóc khó phục hồi.

Đây là một căn bệnh không mấy nguy hiểm nếu điều trị ngay. Tuy nhiên, căn bệnh khá dai dẳng và khó điều trị, dễ tái phát. Do đó, mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng vẫn không được chủ quan.

Nếu thấy mình có các triệu chứng trên thì nên điều trị ngay nhé, tránh để tổn hại đến mái tóc!

Xem thêm:

Thói quen sai lầm khiến tóc rụng liên tục nhiều hơn – (Bạn mắc phải)

15 Nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu và cách chữa trị


2/ Viêm da đầu tiếp xúc, thường bắt gặp ở nhiều người

Viêm da tiếp xúc xảy ra ở khắp cơ thể, kể cả da đầu
Viêm da tiếp xúc xảy ra ở khắp cơ thể, kể cả da đầu

Viêm da đầu tiếp xúc là một loại bệnh vùng da đầu bị kích ứng khi gặp phải một chất lạ. Tuy là một căn bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu với nhiều người.

Bệnh bắt gặp ở nhiều người, mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Bệnh không lây truyền từ người này sang người khác.

Nhưng do cơ địa của mỗi người khác nhau nên nguyên nhân gây kích ứng da sẽ khác nhau. Chất này có thể gây viêm, dị ứng ở da đầu bạn nhưng chưa chắc sẽ xảy ra ở da đầu người khác.Thường là các thành phần hóa học có trong dầu gội, thuốc nhuộm tóc, nhựa cây,…


2.1/ Nguyên nhân gây bệnh viêm da đầu tiếp xúc

Viêm da đầu tiếp xúc là một hiện tượng phản ứng nhằm chống lại những thứ gây mẫn cảm với da đầu. Điển hình là các chất có trong dầu gội thuốc nhuộm như:  paraphenylendiame,..

Do, đó những người thường xuyên thay đổi kiểu tóc rất dễ mắc phải căn bệnh này.

Ngoài ra, nhựa cây thông,nước tẩy sơn móng tay, kim loại mạ kiềm, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa gia dụng, và một số chất hóa học khác, nếu dính phải, da đầu bạn cũng sẽ dễ dàng bị viêm.

Trên là các yếu tố chỉ mang tính chất minh họa điển hình mà thôi. Rất có thể có một số chất khác nhưng mình không thể nêu hết được. Nếu bạn va chạm với những chất đó, tốt nhất là nên bảo vệ mái tóc nhé!


2.2/ Triệu chứng và hậu quả do bệnh viêm da đầu tiếp xúc mang lại

Khô đỏ, rộp da, ngứa là cảm giác ban đầu khi mắc phải. Điều gây khó chịu nhất là ngứa không được gãi bạn nhé, bởi vì gãi có thể dẫn đến nhiễm trùng da đó.

Từ 24-36 tiếng sau có thể ngứa rát dữ dội, các vết rộp có thể chảy nước, đỏng vảy hoặc sưng.

Tóc khô xơ, cứng và yếu. Đặc biệt, viêm da tiếp xúc có thể gây tổn thương da đầu và nang tóc, để lại hậu quả nặng nề về sau đó là tóc dễ gãy rụng.

Thông thường sau khi biết được nguồn tiếp xúc gây bệnh, và loại bỏ được chất gây viêm thì tình trạng sẽ giảm.

Tuy nhiên, nếu bệnh tình không thuyên giảm và gặp phải các vấn đề sau thì nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

  • Phát ban gây đau và lan rộng hơn.
  • Các vết rộp nổi ngày một nhiều hơn.
  • Cảm giác khó chịu, khiến bạn mất ngủ hoặc xao lãng trong công việc.

Bệnh này nguy hiểm hay không là do chất gây viêm và sự phản ứng trong cơ thể bạn. Để tránh điều đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc với chất hóa học lạ và không nên thường xuyên thay đổi kiểu tóc hay nhuộm tóc.


3/ Viêm nang lông da đầu gây rụng tóc nhiều, nguy cơ hói đầu cao

Nguy cơ hói đầu cao do viêm nang lông da đầu
Nguy cơ hói đầu cao do viêm nang lông da đầu

Bệnh này còn có một tên gọi khác là viêm chân tóc, hoặc nói rõ hơn là viêm phần nang tóc. Nang tóc được xem là gốc của sợi tóc, bảo vệ tế bào mầm tóc, cơ quan này bị tổn thương sẽ khiến mái tóc gặp không ít rắc rối.

Viêm chân tóc diễn ra ở cả nam và nữ, phổ biến ở người sỡ hữu da đầu nhiều dầu, làm việc trong môi trường nóng ẩm, đặc biệt là những người công nhân vệ sinh, nắng nóng khói bụi, ô nhiễm rất dễ khiến tình trạng bệnh phát triển và trở nặng.


3.1/ Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nang lông da đầu

Nguyên nhân chính là do vi khuẩn tụ cầu vàng  Staphulococcus aureus, vi khuẩn gram âm, nấm Trichophyton kết hợp với môi trường thuận lợi đó chính là da dầu gây nên.

Bên cạnh đó, cũng có sự tác động rất lớn từ môi trường như: bụi bẩn, ô nhiễm, khiến các lỗ chân lông bị bít kín, mồ hôi ra nhiều,.. khiến chân tóc bị viêm.

Có một số bệnh từ bênh trong cơ thể cũng có thể là tác nhân gây ra bệnh như: suy gan, suy thận, đái tháo đường,…

Một nguyên nhân điển hình nữa đó là, chúng ta thường có xu hướng gãi mạnh tay, gây ra một số vết xước, tổn thương cho da đầu. Tạo một điều kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập dễ khiến bệnh trở nặng.

Ngoài ra, một điều kiện thuận lợi cho bệnh đó là chọn loại dầu gội có chất tẩy rửa mạnh và gội đầu quá nhiều sẽ khiến mất lớp ceramide trên da đầu. Lớp ceramide là một lớp bảo vệ da đầu rất tốt.


3.2/ Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm chân tóc

Biểu hiện cơ bản của viêm chân tóc đó là các sẩn nhỏ như hạt kê xuất hiện ở chân tóc, có vảy, rất ngứa và mọc nhiều nhất ở vùng gáy và hai bên mai tóc.

Tóc bắt đầu rụng nhiều và khó có dấu hiệu phục hồi do phần nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng.

Một số triệu chứng khiến bệnh trở nặng:

  • Vết sẩn lây lan sang nhiều vùng như : râu, nách, lông mi,.. và diễn biến nặng, dai dẳng trên hàng tháng, hằng năm.
  • Rụng tóc nhiều, hói hoặc lở loét, tạo mũ, gây hôi thối mất thẩm mỹ, khiến người mắc bệnh tự ti, mặc cảm khi ra ngoài.

Tương tự như các bệnh về da đầu khác, viêm chân tóc mức độ nguy hiểm không quan trọng, nhưng đem lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Và đặc biệt, bệnh này càng về sau càng khó chữa và gây biến chứng nặng đối với mái tóc, nguy hiểm hơn là rụng tóc, hói đầu vĩnh viễn.


4/ Nấm da đầu, cơn ác mộng của nhiều người mắc phải

Nấm da đầu được xem là cơn ác mộng của nhiều người
Nấm da đầu được xem là cơn ác mộng của nhiều người

Trên da đầu chúng ta có khá nhiều loại nấm, chỉ cần một điều kiện thích hợp thì chúng sẽ bắt đầu phát triển và tấn công da đầu chúng ta.

Trong đó, để hình thành nên bệnh nấm da đầu chính là do nấm men, nấm mốc,…. tấn công vùng da đầu, khiến chúng tổn thương và có nguy cơ rung tóc.

Nấm da đầu xuất hiện ở trẻ em chiếm đa phần hơn, đặc biệt trong độ tuổi từ 4-14, nhưng không phải người lớn chúng ta không mắc đâu nhé!

Loại nấm này thường sống trong môi trường ẩm ướt và đặc biệt rất dễ lây lan từ người sang người. Nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể gây tổn thương nang tóc nghiêm trọng, kéo theo hệ lụy về sau rất nhiều.


4.1/ Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nấm da đầu

Người vệ sinh da đầu kém, không gội đầu thường xuyên, tạo điều kiện môi trưởng ẩm ướt cho các loại nấm như: Candida, Dermatophytes và Trichophyton có cơ hội phát triển, tấn công gây nên tình trạng nấm da đầu.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân là chất xúc tác khiến bệnh phát triển nhanh chóng và trở nặng như:

  • Mắc một số bệnh lý trong người như: tuyến giáp, tiểu đường hoặc đang trong giai đoạn mang thai,…
  • Chế độ ăn uống thất thường, sử dụng rượu bia, thuốc lá, thức khuya thường xuyên.
  • Làm việc hoặc sinh sống trong môi trường đầy khói bụi, ô nhiễm.
  • Ở, ngủ, hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh nấm da đầu.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số thói quen xấu mà chúng ta thường mắc phải như:

  • Đi ngủ hoặc đội mũ khi tóc vẫn còn ẩm ước. Đây được xem là thói quen khó bỏ của người dân Việt Nam chúng ta.
  • Thường xuyên tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo,…cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Nhưng tình trạng này khá hiếm, bởi chó mèo hiện nay được chăm sóc khá tốt.
  • Thói quen tắm ao hồ vẫn còn diễn ra ở nông thôn, rất dễ phát bệnh nếu tắm gội lại không kỹ.

Bệnh nấm da đầu đã và đang rất phổ biến ở nhiều người, hầu hết chúng ta đều mắc phải và biết được những sự khó chịu mà chúng ta phải nhận.

Nhưng bệnh này rất dễ tái phát trở lại, do đó, bạn cần nắm rõ thông tin nguyên nhân gây bệnh để tránh gặp phải phiền phức không muốn nhé!


4.2/ Dấu hiệu của bệnh nấm da đầu

Xuất hiện vảy trắng, dễ dàng bong tróc giống như gàu.

Da đầu thường mềm, ẩm và đem lại cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Đặc biệt những vùng bị nhiễm, tóc thường trở nên mềm yếu, dễ rụng và nguy cơ hói đầu khá cao.

Thường xuyên bị ngứa, da nổi phát ban đỏ, nổi mụn, nặng có thể xuất hiện mụn mủ, da phồng rộp, loét da lây lan khắp da đầu.

Tình trạng này kéo dai, đôi khi khiến chúng ta đau đầu, sốt.

Căn bệnh này không khi hiểm nếu bạn can thiệp ngay từ ban đầu. Nếu bạn cảm thấy tình trạng ngứa, xuất hiện vảy trắng thì lo điều trị. Tránh để kéo dài, hậu quả sẽ khôn lượng, đặc biệt là đối với mái tóc, nguy cơ hói rụng rất cao.


5/ Rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn trước và sau mang thai, tiền mãn kinh ở nữ giới

Rối loạn nội tiết tố nữ gây ra rất nhiều khó khăn cho mẹ bầu
Rối loạn nội tiết tố nữ gây ra rất nhiều khó khăn cho mẹ bầu

Là phụ nữ, ai cũng mong muốn mình có một mái tóc suôn mượt, khỏe đẹp để toát lên vẻ đẹp, niềm kiêu hãnh của người phụ nữ.

Nhưng trong cuộc đời của người phụ nữ, ai cũng phải trải qua giai đoạn mang thai và tiền mãn kinh. Những giai đoạn này khiến tóc phụ nữ rụng như mưa và không ngớt, đặc biệt rất dễ bị trầm cảm nếu các ông chồng không tâm lý.

Rụng tóc trong những giai đoạn này chắc chắn không thể tránh khỏi rồi. Nhiều người chăm sóc kỹ thì rụng ít nhưng rụng để lộ cả da đầu lại chiếm số đông.

Tóc có mọc lại không, hay hói luôn cả đầu đều do bản thân chị em quyết định cả đấy. Tại sao tóc lại rụng nhiều đến vậy, cùng tìm hiểu nhé!


5.1/ Nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu trong giai đoạn trước và sau mang thai, tiền mãn kinh

Theo các chuyên gia đánh giá rằng, nguyên nhân chính gây rụng tóc, hói đầu ở nữ giới là do rối loạn nội tiết tố (chiếm hết 80%). Rối loạn nội tiết tố là sự tăng giảm estrogen một cách bất thường và xảy ra ở các giai đoạn này là chính.

Giai đoạn mang thai:

Để cho ra đời một thiên thần nhỏ bé, người mẹ phải đánh đổi rất nhiều. Trong đó có sức khỏe, tinh thần, sắc đẹp và đặc biệt là mái tóc.

Cơ thể người mẹ biến đổi rất nhiều để, gây rối loạn nội tiết tố khiến lượng estrogen tăng cao, kèm theo quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ gây xáo trộn môi trường da đầu, khiến nang tóc suy yếu và dẫn đến rụng.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, người mẹ thường đối mặt với những vấn đề căng thẳng khó chịu, do có sự biến đổi lớn trong cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình rụng tóc diễn ra nhanh hơn.

Giai đoạn sau sinh:

Vấn đề người mẹ gặp trong quá trình mang thai bao nhiêu thì sau sinh còn phải đối mặt nhiều hơn thế nữa!!!

Rối loạn nội tiết tố: Ngược lại trong lúc mang thai, lúc này estrogen giảm mạnh khiến DHT tăng cao. Khi DHT tăng sẽ gây tiết bã nhờn, nang tóc bị teo khiến tóc rụng nhiều và rất khó học trở lại.

Tâm lý bất ổn: Sau sinh có lẽ là lúc người phụ nữ lo lắng nhất. Vấn đề về gia đình, con cái,… và thường dễ mắc trầm cảm, stress sau sinh. Những điều này rất có hại đối với mái tóc.

Thiếu hụt dinh dưỡng: Trước sinh thì dinh dưỡng tập trung cho bào thai, còn sau sinh thì lại tập trung cho bầu sữa. Do đó, không tránh khỏi tình trạng tóc thiếu hụt chất dinh dưỡng nên dễ hư tổn và nhanh rụng,….

Giai đoạn tiền mãn kinh:

Đây là độ tuổi xế chiều của người phụ nữ. Lúc này, cơ thể phụ nữ xuống cấp nên không tránh khỏi tình trạng rụng tóc. Và đặc biệt ở độ tuổi này, cơ chế mọc tóc lại rất khó.

Sự biến đổi trong cơ thể lúc này cũng diễn ra mạnh mẽ, estrogen tụt nhanh không kịp phanh là lý do mà độ tuổi này tóc rụng nhiều hơn so với phụ nữ ở tuổi khác.


5.2/ Một số giải pháp giúp chị em vượt qua những giai đoạn này.

Tóc rụng ở thời kỳ mang thai
Tóc rụng ở thời kỳ mang thai

Để tránh hỏi một đợt rụng tóc trong các giai đoạn này là không thể rồi, nhưng có thể giảm thiểu một phần nào đó. Chính vì vậy mình có một số lời khuyên như sau:

Đối với các chị em đang mang thai: nên chú trọng đặc biệt đến dinh dưỡng và tinh thần.

Giai đoạn thai nhi từ 1-5 tháng, chị em có thể đi kiểm tra tổng quát xem mình hiện tại có thiếu hụt sắt hay canxi gì hay không, nếu thiếu thì bổ sung ngay và chú ý thực đơn bác sĩ dặn nhé!

Trong giai đoạn nhạy cảm này cần giảm căng thẳng, stress hết mức có thể. Do tình trạng này không những khiến tóc rụng mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.

Tránh tình trạng áp dụng các phương pháp điều trị rụng tóc không chắc chắn vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhé!

Một số thực phẩm tốt cho mẹ bầu, thai nhi và tóc như sau: Bơ, khoai lang, cam quýt, thịt đỏ ( bò heo, gà), cá hồi,…

Sau sinh thì nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi nhiều hơn, bởi đây là thời gian để người mẹ phục hồi và sữa cho con.

Cách điều trị hiệu quả nhất trong giai đoạn này là bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể và cần thiết cho mái tóc như: Sắt, đạm, kẽm, vitamin A, B1, C, B5, B6,… và nên uống thật nhiều nước.

Ngoài ra, trong giai đoạn này chị em nên áp dụng các loại mặt nạ dưỡng tóc bằng dầu dừa, dầu oliu,… và nên thay thế các loại dầu gội công nghiệp bằng các loại dầu gội dân gian như: bưởi, bồ kết chẳng hạn.

Bên cạnh đó, chị em nên lưu ý một số cách chăm sóc tóc trong mọi giai đoạn như sau:

  • Massage da đầu bằng các loại tinh dầu tự nhiên. Khi chị em massage sẽ giúp kích thích máu lưu thông tốt hơn, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra dưới da đầu thuận lợi, rất tốt cho tóc đấy!
  • Hạn chế làm đẹp cho tóc, như uốn duỗi, nhuộm,… vì lúc này tóc vẫn còn yếu.
  • Hạn chế buộc tóc quá chặt, vì như thế sẽ làm căng da đầu, không tốt cho tóc mà còn sẽ chị em đau đầu đấy.
  • Tránh cho tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao chẳng hạn như máy sấy nè!

Hi vọng, những chị em nào sinh con lần đầu sẽ đọc được để bỏ túi cho mình một vài mẹo vặt, giữ cho mái tóc luôn khỏe mạnh nhé.


6/ Rối loạn nội tiết tố ở nam giới khiến tóc rụng không kịp trở tay

Rụng tóc không kịp trở tay do rối lọa ội tiết tố ở nam giới
Rụng tóc không kịp trở tay do rối lọa ội tiết tố ở nam giới

Không chỉ có sự rối loạn nội tiết tố ở nữ giới mà tình trạng này còn diễn ra ngay ở nam giới.

Khi ở tuổi dậy thì, lượng testosterone tăng cao, nhưng khi đến tuổi trung niên. Hiện tượng rối loạn nội tiết tố diễn ra ở nam giới là do lượng hormone testosterone sụt giảm nhanh, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tình dục mà còn ảnh hưởng đến nhiều thứ khác trong đó có tóc!


6.1/ Một số dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nam

Suy giảm ham muốn tình dục: Hormone testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc chăn gối, khi testosterone giảm mạnh nên sẽ kéo theo sự ham muốn giảm rõ rệt.

Rối loạn cương dương: testosterone đóng vai trò trong việc kích thích sự ham muốn, chúng đóng vai trò trong việc duy trì và hỗ trợ sự cương cứng của dương vật. Do đó, sự rối loạn nội tiết sẽ khiến phái mạnh khó khăn trong việc cương dương và duy trì cuộc yêu đến cuối cùng.

Mệt mỏi, trầm cảm, khó ngủ và cảm thấy thể lực suy giảm là điều hiển nhiên.

Rụng tóc: Có thể coi việc rụng tóc ở nam giới bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: rụng tóc theo tuổi già, di truyền,… nhưng testosterone có ảnh hưởng đến nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm cả tóc.

Khi testosterone giảm sẽ khiến DHT tăng. Một khi DHT tăng sẽ khiến nang tóc bị teo dần, tóc dễ rụng khó mọc trở lại. Ngoài ra, DHT tăng sẽ kích thích bã nhờn tiết nhiều, gây suy yếu độ bám của chân tóc.

Nhưng nếu nam giới đối mặt với vấn đề hói đầu rụng tóc sớm ở tuổi trung niên, có thể là do rối loạn nội tiết tố mang lại đấy!


6.2/Nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết tố nam

Căng thẳng, stress,.. và lười vận động là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm hormone testosterone và dễ khiến nam giới tăng cân, mất cân bằng cơ thể.

Thiếu ngủ cũng vậy, nam giới và cả nữ giới cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Việc thiếu ngủ sẽ giảm khả năng sinh sản và một số hệ lụy khác.

Nạp vào cơ thể những chất độc hại: điển hình là rượu bia, thuốc lá và thực phẩm bẩn. Những thứ này ngoài việc đe dọa đến sức khỏe, chúng còn gây rối loạn nội tiết tỗ ở nam giới

Cách chữa trị tình trạng rụng tóc, hói đầu do rối loạn nội tiết tố:

Hiện nay có hai cách chữa trị mà nhiều nam giới hai áp dụng đó chính là dùng thực phẩm chức năng hoặc cấy tóc.


6.3/ Một số cách phòng tránh rối loạn nội tiết tố

Để tránh tình trạng rụng tóc xảy ra, nam giới nên áp dụng câu châm ngôn ” phòng bệnh hơn chữa bệnh nhé”. Ba biện pháp sau có thể giúp nam giới tăng cường sinh lực và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả!

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, kẽm, sắt,… Ví dụ như hàu biển là một thực phẩm tốt cho tóc lẫn chuyện ấy đấy^^
  • Đầu tư thời gian vào các hoạt động thể thao không những giúp nâng cao sức khỏe mà còn tránh được áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
  • Chú ý, bảo vệ mái tóc khỏi các tác nhân xấu.

Rụng tóc do rối loạn nội tiết tố nam là một vấn đề nan giải. Khiến nam giới tự ti về vẻ bề ngoài lẫn chuyện giường chiếu. Hi vọng qua bài viết này, các cánh mày râu chúng ta có thêm kinh nghiệm nhé!


7/ Bệnh á sừng gây tổn thương nang tóc nặng nề

Bệnh á sừng ngoài ahr hưởng đế tay chân, bệnh còn ảnh hưởng đến da đầu
Bệnh á sừng ngoài ahr hưởng đế tay chân, bệnh còn ảnh hưởng đến da đầu

Á sừng là một căn bệnh phức tạp và có thể lây lan xuống toàn thân. Nhưng á sừng còn diễn biến khó lường hơn nếu mắc ở da đầu.

Bởi vì nơi đây chứa rất nhiều nang lông gây ngứa ngáy, khó chịu và rất khó trong việc bôi thuốc để điều trị.

Ngoài ra, da đầu rất dễ nhiễm vi khuẩn, nấm và bị kín khí do phải thường xuyên tiếp xúc với mũ bảo hiểm mà phần lớn mũ bảo hiểm lại rất ít khi được vệ sinh, do đó, rất dễ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.


7.1/ Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh á sừng

Hiện nay, nguyên nhân chủ chốt gây ra bệnh á sừng vẫn đang được các chuyên gia tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thống kê và tổng hợp các yếu tố gây ra căn bệnh này là:

Di truyền: Theo thống kê thì phần lớn những gia đình, người có tiền sử mắc bệnh á sừng, các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cực kỳ cao.

Da đầu thường xuyên tiếp xúc với nhiều hóa chất: căn bệnh này cũng có liên quan với tính chất công việc. Thông thường những người làm trong môi trường đầy hóa chất và dung môi độc hại khiến da đầu rất dễ bị kích ứng.

Thường xuyên nhuộm tóc, thay đổi kiểu tóc: Phần lớn giới trẻ hiện nay đều có thói quen thay đổi kiểu tóc liên tục mà quên mất những hóa chất có trong thuốc nhuộm vô cùng độc hại.

Lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến da đầu dễ bị tổn thương, các bệnh viêm nhiễm tấn công, trong đó có bệnh á sừng.

Suy giảm hệ miễn dịch và thời tiết hanh khô cũng là điều kiện lý tưởng để bệnh á sừng bùng phát.


7.2/ Biểu hiện của bệnh á sừng ở da đầu

Xuất hiện những lớp vảy sừng trắng tạo thành từng mảng khiến nhiều người nhìn thấy phải sởn gai ốc.

Vào thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp sẽ gây ra tình trạng ngứa, rát vô cùng khó chịu.

Xuất hiện tình trạng mưng mủ, chảy nước nếu người bệnh vô tình làm trầy xước vết thương, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

Rụng tóc diễn ra ở các vùng da đầu bị tổn thương, do nang tóc suy yếu và không thể diễn ra quá trình trao đổi chất, do đó rụng tóc là chuyện sớm chiều mà thôi.

Hiện nay, người ta thường áp dụng tây y kết hợp với chế độ ăn uống và một số cách chăm sóc da rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh á sừng.

Thuốc bôi, thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc chứa steroid,… là những cái tên phổ biến trong công cuộc điều trị căn bệnh này.

Bệnh á sừng tuy không gây nguy hiểm đổi với sức khỏe nhưng ảnh hưởng khá lớn về mặt thẩm mỹ, tinh thần và đặc biệt có nguy cơ rụng tóc, hói đầu nếu tình trạng này kéo dài.

Do đó, nếu bạn mắc phải căn bệnh này, chỉ cần tìm đến các hiệu thuốc tây và nên áp dụng thêm một số mẹo chăm sóc da thì cũng có thể điều chị dứt điểm rồi. Chúc thành công!!!


8/ Rụng tóc nghiêm trọng do thiếu sắt, đặc biệt ở nữ giới

Thiếu sắt có nguy cơ rụng tóc với quy mô lớn
Thiếu sắt có nguy cơ rụng tóc với quy mô lớn

Thiếu sắt hiện đang là một hiện tượng phổ biến hiện nay, đặc biệt xuất hiện thường xuyên ở nữ giới.

Bạn có thể nhận ra tình trạng thiếu sắt bằng cách nhìn vào móng tay, làn da và tóc. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh hermoglobin có nhiệm vụ giúp hồng cầu đưa oxy đi khắp cơ thể.

Khi các cơ quan trong cơ thể không đủ lượng oxy thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn khá nhiều, sức khỏe sa sút, không thể tập trung, năng suất làm việc kém là những biểu hiện ban đầu nếu thiếu sắt.


8.1/ Nguyên nhân khiến cơ thể thiếu sắt

Cơ thể đòi hỏi một lượng sắt lớn nhưng bạn lại đáp ứng không đủ:

Những độ tuổi cần một lượng sắt khá lớn như: trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt,..

Thiếu sắt trong chế độ ăn: Thường xảy ra đối với những người có chế độ ăn không lành mạnh, thường xuyên xử dụng rượu bia, chất kích thích,… hoặc một số phụ nữ ăn kiêng, giữ dáng,…

Ngoài ra, một số căn bệnh như: viêm dạ dày, viêm ruột… sẽ khiến cơ thể bạn khó hấp thụ sắt.

Quá trình chuyển hóa sắt bị rối loạn:

Khi cơ thể bị rối loạn trong quá trình chuyển hóa sắt do không tổng hợp được transferrin, điều này khá nguy hiểm, ảnh hưởng đến gan, tim, đau xương khớp,…


8.2/ Dấu hiệu khi cơ thể thiếu sắt

Mệt mỏi bất thường, da xanh xao, nhợt nhạt, móng tay giòn là những biểu hiện cơ bản đầu tiên của những người thiếu sắt.

Hay thở gấp, bồn chồn, đều là do cơ thể thiếu oxy. Một khi lượng oxy xuống thấp, bạn sẽ có cảm giác ngột ngạt thiếu khí và có hiện tượng thở gấp.

Ngoài ra, khi cơ thể thiếu oxy sẽ khiến thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hơn, khiến cơ thể tăng tốc, nên tình trạng căng thẳng luôn diễn ra khiến bạn luôn có cảm giác lo âu, đau đầu.

Tóc rụng và da đầu khô: Đây là hiện tượng điển hình khi cơ thể thiếu sắt. Khi bệnh thiếu sắt tiến triển lên thiếu máu sẽ gây ra hậu quả lớn đối với mái tóc.

Oxy thiếu hụt, lượng máu lưu thông kém sẽ khiến quá trình trao đổi chất diễn ra dưới da đầu suy giảm, các tế bào mầm tóc, nang tóc không nhân đủ lượng oxy. Do đó, chỉ cần bạn vuốt tóc thì tóc sẽ thường xuyên nằm trên tay bạn.

Có thể tránh tình trạng thiếu sắt bằng các mẹo sau:

  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, gan, lòng đỏ trứng, sò, điệp, ốc,…
  • Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn đi vào cơ thể.
  • Nên tẩy giun định kỳ cho trẻ em trên 2 tuổi.

Thiếu sắt không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhất định. Việc ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt cũng vô cùng đơn giản. Bạn có thể tham khảo và thực hiện để tránh rụng tóc diễn ra nhé!


9/ Lupus ban đỏ có nguy cơ gây ra rụng tóc vĩnh viễn, để lại sẹo da đầu

Lupus ban đỏ gây ra rụng tóc dưới dạng đĩa
Lupus ban đỏ gây ra rụng tóc dưới dạng đĩa

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn dịch mãn tính. Nếu chúng ta mắc phải, hệ miễn dịch sẽ tấn công vào các tế bào và mô, gây hủy hoại chúng.

Rụng tóc đã được xem là một triệu chứng sớm của bệnh lupus. Khi đó, rụng tóc sẽ chia ra thành hai dạng:

Dạng 1 (ở cấp độ có thể phục hồi sau khi điều trị lupus): Tóc rụng đều xung quanh da đầu, dẫn đến hiện tượng tóc thưa thớt, mỏng và dễ gãy rụng. Tuy nhiên trường hợp này có thể khắc phục sau này.

Dạng 2 (rụng tóc vĩnh viễn): Tóc rụng theo kiểu từng mảng tròn, hay gặp ở người mắc phải lupus đĩa. Tóc rụng kiểu này thường không thể phục hồi do nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng.

Tuy nhiên tin vui là đa số bệnh nhân lupus đều mắc theo dạng 1.


9.1/ Nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra sự bất thường trong hệ thống miên dịch do lupus ban đỏ.

Một số nguyên nhân nổi bật sau chỉ dựa trên sự thống kê mà các nhà chuyên gia tạm chấp nhận sau:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc lupus ban đỏ thì bạn sẽ có nguy cơ mắc cao hơn gấp 20 lần so với người khác.
  • Hormone sinh dục đặc biệt là estrogen: theo thực tế, trong giai đoạn sinh sản, nữ giới có tần số mắc bệnh cao hơn nam giới đến 9 lần.
  • Bên cạnh còn do tác động từ các yếu tố do thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm mang lại hoặc một số loại thuốc nổi bật như: procainamide, hydralazine, phenytoin,…
  • Do môi trường: nhiễm khuẩn, tiếp xúc hóa chất, ánh nắng mặt trời,…


9.2/ Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ mang lại

Phát ban trên da, trở nặng nếu da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia uv, ngoài ra có thể gây lở loét ở vùng khác của cơ thể

Phát ban dạng đĩa là một triệu chứng phổ biến ở bệnh lupus ban đỏ. Ban đầu sẽ xuất hiệu ban đỏ nhỏ hình đĩa trên da, sau đó lan rộng. Nếu trên da đầu sẽ gây ra rụng tóc theo mảng và để lại sẹo.

Sưng khớp, viêm màng tim, phổi, co giật,… là những triệu chứng nguy hiểm do bệnh mang lại, rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh khác.

Một căn bệnh khá nguy hiểm, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào cơ địa và mức độ mẫn cảm đối với tác nhân gây bệnh. Bạn cần lưu ý nhé!!!


10/ Rụng tóc là một dấu hiệu rõ rệt của bệnh rối loạn tuyến giáp

Rụng tóc là một dấu hiệu của bệnh rối loạn tuyến giáp
Rụng tóc là một dấu hiệu của bệnh rối loạn tuyến giáp

Trong cổ chúng ta có một tuyến hình cánh bướm, người ta gọi đó là tuyến giáp. Tuyến giáp là cơ quan nội tiết lớn nhất trong cơ thể của chúng ta.

Tuyến giáp có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. Một khi xảy ra sự rối loạn tuyến giáp, sẽ ảnh hưởng nhất định đến không ít bộ phận, trong đó bao gồm cả tóc và da đầu.

Một số bệnh lý về tuyến giáp như: cường giáp, suy giáp, bướu giáp, hạt giáp,… nhưng ảnh hưởng rõ rệt nhất đến mái tóc của chúng ta đó là cường giáp và suy giáp.


10.1/ Một số nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tuyến giáp

Rối loạn hoạt động hệ miễn dịch: đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh suy giáp. Hệ miễn dịch với chức năng chống lại các vi khuẩn từ môi trường gây bệnh.

Tuy nhiên, với hội chứng suy giáp, hệ miễn dịch lại sinh ra một số kháng thể chống lại tuyến giáp. Quá trình này diễn ra âm thầm bên trong cơ thể, nên ta khó có thể nhận biết sớm được.

Ngoài ra, bạn có nghe thiếu i ốt ảnh hưởng đến tuyến giáp bao giờ chưa. Phần lớn bệnh suy giáp ở người lớn thường do thiếu i ốt.

Một số liệu cho thấy, những người sống ở khu vực vùng núi, dân tộc thiểu số, có tỷ lệ mắc bệnh suy giáp cao hơn những người ở đồng bằng, ven biển.

Bên cạnh đó vẫn còn một số nguyên nhân như: nhiễm xạ, thay đổi hormone, di truyền, teo tuyến giáp,…


10.2/ Dấu hiệu của bệnh rối loạn tuyến giáp

Bướu cổ, sưng cổ là những biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh bướu giáp hay viêm giáp.

Chúng ta thường cảm thấy đau cơ khớp, hoặc cánh tay thường bị tê ngứa do lượng hormone bị sụt giảm của bệnh suy giáp gây ra

Xuất hiện tình trạng khô tóc, rụng tóc, tóc xơ, dễ gãy và da đầu kém do có sự gián đoạn chu kỳ tăng trưởng của tóc. Bởi vì, khi chúng ta mắc bệnh suy giáp, khiến một lượng hormone suy giảm đáng kể khiến các nang tóc không phát triển và dần bị teo lại.

Khi tuyến giáp hoạt động kém hay hoạt động quá mức đều gây ra tình trạng trao đổi chất bị rối loạn, sẽ khiến tóc hoặc một số vùng lông khác bị rụng.

Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như: tăng huyết áp, trầm cảm lo âu, thay đổi trọng lượng hoặc gặp một số vấn đề về đường ruột.

Khi tuyến giáp gặp rắc rối thì được xem là một vấn đề nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến tóc, da đầu mà chúng còn ảnh hưởng đến sức khỏe và các cơ quan khác. Do đó, bạn không được lơ là và chủ quan trong những tình huống này!!!


11/ Trầm cảm, căng thẳng, stress được xem là tâm bệnh nguy hiểm của bất kỳ ai

Stress, trầm cảm là tâm bệnh nguy hiểm của giới trẻ hiện nay
Stress, trầm cảm là tâm bệnh nguy hiểm của giới trẻ hiện nay

Trầm cảm, căng thẳng, stress đến thời điểm hiện tại không thể xem thường được nữa. Bởi tình trạng này đang diễn ra ngày càng phổ biến, hằng ngày, hằng giờ, các bác sĩ tâm lý phải tiếp khá nhiều bệnh nhân.

Áp lực từ cuộc sống hiện đại, từ công việc, gia đình,… khiến chúng ta đều trải qua những giây phút căng thẳng, chẳng khác nào giây phút sống trong ngục tù.

Cảm thấy chản nản với cuộc sống hiện tại, bạn muốn bỏ hết tất cả, chính vì vậy mà mái tóc cũng lặng lẽ âm thầm bỏ bạn mà đi.

Rụng tóc do trầm cảm, căng thẳng không thực sự nguy hiểm mà điều nguy hiểm nhất ở đây là chúng diễn ra trong âm thầm. Đầu óc chúng ta lúc đó không còn nghĩ đến tóc tai, một khi phát hiện có lẽ đã quá muộn.


11.1/ Nguyên nhân và biểu hiện gây tình trạng căng thẳng, stress

Nội sinh: đây là một yếu tố vô cùng nguy hiểm. Nội sinh là những điều ta lo lắng, suy nghĩ nhưng không thể chia sẻ cùng ai, giữ vào trong lòng, tự gây tổn thương bên trong.

Áp lực từ nhiều phía như gia đình, cuộc sống, xã hội,… hay có một điều gì đó đột ngột xảy ra, chẳng hạn như mất tiền nè :v

Ngoài ra, có thể do bệnh lý hoặc chấn thương ảnh hưởng đến não bộ.

Một số biểu hiện của bệnh trầm cảm, căng thẳng:

  • Gặp vấn đề về giấc ngủ và ăn uống.
  • Tâm luôn cảm thấy bất an, cơ thể khó chịu.
  • Ngại giao tiếp, tự ti bi quan trong mọi tình huống.
  • Có biểu hiện chậm chạp trong mọi vấn đề,..
  • Và điều nguy hiểm nhất là dễ nảy sinh ý định tự tử.


11.2/ Hệ lụy do căng thẳng, stress mang lại

Con người chúng ta khi rơi vào trạng thái này thường không thể suy nghĩ được gì, bỏ bê tất cả và thường có xu hướng tìm đến rượu bia, hại cơ thể.

Để phản ứng lại quá trình này, cơ thể sẽ biểu hiện một số điều sau: xuất hiện mụn trứng cá, móng tay giòn dễ gãy, rụng tóc nhiều, hói đầu,…

  • Nguy cơ đột quỵ cao, sụt giảm chất xám.
  • Quá trình lão hóa diễn ra nhanh, kể cả da đầu, giảm tuổi thọ.
  • Giảm ham muốn, vô sinh.

Căng thẳng, stress thực sự rất nguy hiểm. Nếu bạn không thể giải tỏa được thì nên tìm đến các bác sĩ tâm lý. Sau khi giải quyết được tình trạng trên, thì chuyện mọc tóc trở lại sẽ dễ dàng hơn rất nhiều!!!


12/ Rụng tóc do hội chứng buồng trứng đa nang, chị em có biết

Hội chứng buồng trứng đa nang gây ra bệnh rụng tóc ở nữ giới
Hội chứng buồng trứng đa nang gây ra bệnh rụng tóc ở nữ giới

Buồng trứng đa nang là một căn bệnh xảy ra ở nữ giới do sự mất cân bằng hormone. Trong đó, hormone sinh dục nam quá nhiều trong khi hormone sinh dục nữ thiếu.

Khi đó, sẽ xảy ra hiện trứng tóc rụng trở nên bất thường hơn, hormone sinh dục nam sẽ gây cản trở quá trình rụng trứng, khiến cho trứng sẽ chứa đầy trong nang trứng.

Nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây ra rối loạn hormone, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như tiểu đường, tim mạch, điều chỉnh sinh sản và rụng tóc.


12.1/ Nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Di truyền: đây được xem là nguyên nhân chủ chốt khiến bạn bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu trong nhà có mẹ, hoặc chị em có tiền sử bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ mắc rất cao.

Chế độ dinh dưỡng: Một cơ thể béo phì, thừa cân không chỉ khiến bạn xấu mà còn khiến bạn mắc bệnh hội chứng buồn trứng đa nang. Thực đơn giàu tinh bột, các món chiên xào, dầu mỡ,… sẽ làm tăng thêm yếu tố mắc bệnh.

Ngoài ra, lượng insulin dư thừa hay một hối chứng rối loạn trong quá trình trao đổi chất cũng dễ khiến căn bệnh này tìm đến.


12.2/ Một số dấu hiệu giúp bạn đang mắc bệnh hội chứng đa nang buồng trứng

  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: không đồng đều hoặc kéo dài hơn so với bình thường.
  • Tăng cân, béo phì đột ngột, đặc biệt là tăng vòng 2.
  • Xuất hiện lông ở một số điểm như: ngực, mặt, đùi, bụng,..
  • Da mặt trở nên sẫm màu hơn, xuất hiện mụn nhiều hơn.
  • Tính khí thất thường,..

Tóc bắt đầu thưa dần và rụng ngày một nhiều hơn do nồng độ nội tiết androgen hạ thấp gây cản trở sự mọc tóc, khiến tóc ngày một rụng và rụng càng nhiều hơn khi bệnh càng kèo dài!

Hội chứng đa nang buồng trứng không thể chủ quan được. Ngoài việc người bệnh có nguy cơ vô sinh sẽ còn gặp phải các bệnh nguy hiểm như:

  • Tiểu đường
  • Cao huyết áp
  • Trầm cảm, căng thẳng
  • Cholesterol cao trong máu,…

Do đó, chị em nên chú ý để phát hiện sớm và điều trị!!!


13/ Sự thật thận yếu gây rụng tóc là như thế nào?

Thận yếu aanhr hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta
Thận yếu aanhr hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta

Trong cơ thể con người, thận đóng loại bỏ các chất cặn bã, độc tố, dư thừa ra bên ngoài và thận còn có vai trò kiểm soát huyết áp và sản sinh hồng cầu.

Khi thận yếu, sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chức năng trong cơ thể. Ví dụ điển hình là tóc, các chất dinh dưỡng, lượng máu từ các mạch máu dưới da đầu phần lớn đều liên quan mật thiết đến thận.

Do đó, tình trạng tóc gãy rụng nhiều, bị khô xơ là dấu hiệu điển hình của bệnh thận yếu.


13.1/ Nguyên nhân dẫn đến thận yếu

  • Khói thuốc và chất kích thích sẽ làm gia tăng chất độc hại đi vào cơ thể chúng ta, khiến thận hoạt động quá mức bình đường, dẫn đến suy thận nếu tình trạng cứ tiếp diễn.
  • Thừa cân béo phì sẽ khiến một lượng mỡ trong cơ thể bị dư ra, gây áp lực lên thận là rất lớn.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: lượng máu đến thận không đủ, gặp rắc rối về vấn đề nước tiểu, viêm, nhiễm trùng,…

Còn khá nhiều nguyên nhân khác, bạn có thể tham khảo thêm trên google nhé!!!


13.2/ Một số dấu hiệu của thận yếu kèm theo rụng tóc

  • Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm.
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay gặp ác mộng.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ù tai và xuất hiện tình trạng chóng mặt.
  • Sức khỏe sa sút, mất kinh nguyệt, răng yếu, rụng tóc.
  • Đau lưng, hay có cảm giác ớn lạnh, tay chân khó chịu.
  • Không còn ham muốn tình dục.

Thận chi phối mọi hoạt động trong cơ thể của chúng ta, khi thận gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi bạn gặp các dấu hiệu trên thì nhanh chóng tìm đến các bệnh viện thăm khám.

Tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, răng yếu, tóc rụng, mắt khô chỉ là một số hệ lụy nhỏ mà thôi!!!


14/ Biến chứng bệnh tiểu đường gây rụng tóc

Kiểm soát đường huyết là cách ngăn ngừa rụng tóc tốt nhất
Kiểm soát đường huyết là cách ngăn ngừa rụng tóc tốt nhất

Tiểu đường xảy ra do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa đường trong máu, ảnh hưởng đến một số chức năng như: mắt, tim mạch, thần kinh,…

Nguyên nhân là do tuyến tụy không thể sản xuất đủ loại hormone insulin, hoặc cơ thể gặp vấn đề trong quá trình sử dụng insulin, khiến lượng đường trong máu khi chuyển vào tế bào bất ổn.

Ngoài ra, biến chứng do tiểu đường không chỉ dừng lại ở đó.

  • Đi tiểu nhiều lần và hay cảm thấy khát nước.
  • Mệt mỏi, mờ mắt, giảm cân đột ngột.
  • Vết thương lâu lành.
  • Da sạm đi và hay bị ngứa.
  • Thấy tê hoặc hay đau nhói tứ chi.
  • Rụng tóc cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường!


14.1/ Tại sao rụng tóc lại có liên quan đến tiểu đường

Tiểu đường và rụng tóc liên quan với nhau qua tình chất bắc cầu, chứ không thực sự liên quan trực tiếp với nhau.

Một số biến chứng do tiểu đường đối vơi cơ thể như:

  • Suy giảm tuần hoàn máu.
  • Tổn thương mạch máu và tạo nên các vữa xơ trong lòng mạch.
  • Mất cân bằng hormone.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch.

Tất cả các biến chứng trên đều chống lại quá trình sinh trưởng của sợi tóc.

Suy giảm tuần hoàn máu sẽ khiến lượng oxy và chất dinh dưỡng đến các nang tóc sẽ bị chậm lại, làm gián đoạn chu kỳ tăng trưởng, nang tóc teo dần và gây rụng.

Mất cân bằng hormone gây ra rụng tóc, thường gặp ở phụ nữ mang thai và tiền mãn kinh, mình có chia sẻ ở trên rối nhé!

Hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm tấn công da đầu mạnh mẽ hơn. Các vết thưởng trở nên lâu lành hơn, từ đó dễ gây hại đến da đầu, nang tóc khiến tóc rụng hàng loạt.

Để hạn chế rụng tóc diễn ra ở người tiểu đường, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

Kiểm soát đường huyết:

Đây là biện pháp không những giúp bạn bảo vệ mái tóc mà còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe nữa! Bạn nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn hợp lý.

Ngoài ra, luyện tập thể chất sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt. Ngoài ra, vận động sẽ giúp cơ thể vận chuyển oxy đến các tế bào được tốt hơn, bao gồm cả nang tóc và tế bào mầm tóc.

Bổ sung biotin vào khẩu phần ăn:

Người tiểu đường sẽ có nồng độ biotin thấp, đây cũng là một nguyên nhân gây ra rụng tóc. Do đó, bạn cũng nên tham khảo với bác sĩ về vấn đề này. Một số thực phẩm giàu biotin như: yến mạch, trứng, đậu phộng, khoai lang,…

Nếu mắc phải tiểu đường, chúng ta phải điều trị suốt đời. Chỉ cần chú ý một chút thì chúng ta vẫn duy trì được sức khỏe, vẫn có thể sở hữu mái tóc đẹp mà!!!


15/ Hói đầu do di truyền, nỗi khổ của đàn ông Việt

Hói đầu do di truyền ở nam giới ngày càng phổ biến
Hói đầu do di truyền ở nam giới ngày càng phổ biến

Nếu nữ giới có một đợt rụng tóc với quy mô lớn là lúc sinh nở thì nam giới lại phải chịu cảnh rụng tóc do di truyền. Đây được xem là một căn bệnh độc quyền, chỉ xuất hiện ở nam giới, vô cùng hiếm ở nữ giới nhé!

Nếu bạn chưa từng nếm trải cảm giác khi phải mang nguyên cái “sân bay” đi khắp nơi thì mình xin chúc mừng. Bởi nổi khổ ấy không dễ gì hiểu được 🙁


15.1/ Nguyên nhân gây bệnh rụng tóc, hói đầu ở nam giới do di truyền

Hiện nay, tình trạng rụng tóc đã không còn xa lạ với mọi người, nhưng điều lo lắng là tình trạng này đang ngày càng trẻ hóa.

Đặc biệt, nguyên nhân chính dẫn đến rụng tóc hói đầu lại là do di truyền. Nếu mắc phải nguyên nhân này, thì việc chữa trị rụng tóc, hói đầu sẽ trở nên khó khăn hơn một chút.

Hói đầu do di truyền chính là bạn sẽ được thừa hưởng một gen di truyền không mong muốn từ cha, ông có tiền sử về bệnh hói đầu.

Thông thường, hói đầu do di truyền sẽ xảy ra khi bước vào độ tuổi trung niên. Nhưng ngày nay, lại bắt gặp ở các bạn trẻ rụng tóc nhiều, mái tóc thưa, chắc có lẽ là do sự xúc tác từ các nguyên nhân khác.

Thần kinh nội tiết, căng thẳng, stress, dinh dưỡng bất ổn,… là những nguyên nhân phổ biến đang xảy ra ở giới trẻ hiện nay.

Trong đó quan trọng nhất là thần kinh nội tiết xảy ra vẫn đề, sẽ làm tăng Dihydrotestosterone (DHT), khiến nang tóc ngưng hoạt động, lâu ngày sẽ gây ra teo và xảy ra rụng tóc, hói đầu.

Hiên nay, các chuyên gia thường khuyên nam giới chú ý đến luyện tập thể chất, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B5, bitotin, sắt, kẽm,…. và xây dựng lối sống khoa học.

Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp giúp rụng tóc diễn ra chậm mà thôi. Nếu bạn nào đang mắc chứng rụng tóc do di truyền thì có thể để lại thông tin phía dưới, mình sẽ tư vấn kỹ hơn cách điều trị nhé!!!


Lời kết:

Qua bài này, có lẽ bạn đã biết được một số căn bệnh có thể ảnh hưởng đến mái tóc của mình, từ đó có thể tìm cách giải quyết hiệu quả hơn!!!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ thì hãy để lại thông tin bên dưới nhé! Sinhlymoinha sẽ hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất.

XEM THÊM  Tại sao bệnh rụng tóc từng mảng lại xảy ra với tôi? Đâu là cách điều trị?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !!